Vì sao lại gọi là “Dầu dừa xứ nẫu”

Dầu dừa thì ai cũng biết nó là gì rồi đúng không ạ? Nhưng để hiểu ngọn nguồn về nó chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng vì đang có cuộc cạnh tranh dữa các đơn vị sản xuất dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương… Nên có nhiều thông tin không đúng về dầu dừa. Nên các bạn hãy lắng nghe bản thân và đi đến ngọn nguồn của kiến thức, tránh đọc các thể loại chém chuối. Thế giới đã chứng minh lợi ích của dầu dừa từ vài năm trở lại đây, và hiện nay nó đang là một sản phẩm được các nước Châu âu, Nhật, Mỹ… Các nước khu vực ôn đới, hàn đới cực kỳ yêu thích và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Dầu Dừa trên thế giới bạn có thể tham khảo tại : https://nhanthuyfood.com/tin-tuc/khoa-hoc-the-gioi-da-chung-minh-dau-dua-tot-cho-suc-khoe/

Dầu Dừa Xứ Nẫu của Nhân Thuỳ Food

Dầu Dừa Xứ Nẫu của Nhân Thuỳ Food

  • Vậy ” Nẫu là gì? và Xứ Nẫu là ở đâu?

Năm 1578, Chúa Nguyễn Hoàng Cử Lương Văn Chánh dẫn dân vào vùng đất Bình Định, Phú Yên ngày nay để khai khoang vùng đất mới. Đến năm 1629, chúa Nguyễn Phúc Nguyên nâng cấp phủ Phú Yên thành dinh Trấn Biên. Chia ra thành các cấp: phủ, huyện, thuộc, dưới thuộc là  Phường, Nậu, Man. Phường là các làng nghề có quy mô như phường Lụa, phường Sông Nhiễu.  Nậu là tổ chức quản lý một nhóm nhỏ cùng làm một nghề, người đứng đầu gọi là Đầu Nậu.

Mạch Nha
Năm 1726, đến thời của chúa Nguyễn Phúc Chú (1697-1738)  các đơn vị hành chính như “Thuộc”, “Nậu” bị xóa bỏ. Kể từ đó, khái niệm “Nậu” được sử dụng để gọi ngôi thứ 3 trong giao tiếp. Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng”, “bả”. Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh”, “chỉ”. 

Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu”. 

Nẫu đã đi vào ca dao Bình Định, Phú Yên khá mượt mà, chân chất:
                                                    Thương chi cho uổng công tình
                                                    Nẩu về xứ nẩu bỏ mình bơ vơ.
Ngôn ngữ của Bình Định có rất nhiều từ đặc biệt mà không lẫn vào đâu được như: “nẫu”, “dẫy nhen” (vậy nghen), “dẫy á” (vậy đó), “dẫy na”(vậy à?), “chu cha” (có tính chất cảm thán, kiểu như “trời ơi”)… Khi nghe những từ này, cứ hệt như rằng sẽ đi vào tim người nghe, khó mà quên được, điều này tạo nên nét văn hóa riêng độc đáo cho người dân tỉnh Bình Định..
*Một số ví dụ:
Thay vì hỏi “Hôm nay người ta đi đâu mà nhiều vậy?” thì Người dân xứ “nẫu” sẽ hỏi là “Hôm nay nẫu đi đâu mà nhiều dậy?“ hay “Cái nhà này là của họ“ thì  nói là “Cái nhà nhà này là của nẫu“.

Có niềm đam mê với những giá trị mang tính truyền thống, tôi mong muốn mang lại cho người Việt những món ăn, thực phẩm do chính tay nghệ nhân thuần nông làm ra. Tôi hi vọng khách hàng của mình nhận được nhiều giá trị nhất. Đồng thời hi vọng blog này sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích cho người tiêu dùng Việt

Nguyễn Quốc Toàn - Founder. Nhân Thùy Food