Theo thống kê, trên thế giới có đến 20% trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là từ 6 tháng đến 2 năm tuổi bị chàm sữa. Để tránh ảnh hưởng đến làn da non nớt của trẻ. Những mẹo dân gian chữa chàm bằng phương pháp tự nhiên đã được các mẹ truyền tai nhau.
Chữa chàm sữa bằng dầu dừa có thật sự hiệu quả? Hôm này hãy cùng Nhân Thùy giải đáp câu hỏi này nhé.
Danh mục
Chữa chàm sữa bằng dầu dừa
Trước khi tìm hiểu tác dụng của dầu dừa cũng như cách sử dụng dầu dừa để chữa chàm sữa, Nhân Thùy sẽ giúp các mẹ hình dung rõ hơn về chàm sữa và nguyên nhân từ đâu gây ra
Chàm sữa
Chàm sữa (hay còn gọi là lác sữa) là một bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là một dạng chàm thể tạng với đặc điểm là viêm da mạn tính, thường thấy ở trẻ có cơ địa dị ứng hoặc trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh dị ứng cơ địa như mề đay, hen, chàm,…
Ai đã từng có con bị chàm sữa mới hiểu được nỗi khổ tâm khi nhìn con khóc cả đêm vì ngứa ngáy, mẩn đỏ, mụn li ti nổi khắp hai má, cổ, da khô bong tróc đóng vảy.
Chữa tràm sữa bằng dầu dừa
Từ lâu dầu dừa đã được nhắc đến như một loại “bảo bối” giúp giảm các triệu chứng ngứa ngáy trên da. Hỗ trợ điều trị bệnh chàm cho trẻ rất hiệu quả nhờ vào các tác dụng sau đây:
- Dầu dừa có thành phần chủ yếu là axit béo bão hòa chuỗi trung bình với tên gọi Triglyceride như: axit Lauric (47,5%), axit Myristic (18,1%), palmitic ( 8,8), caprylic (7,8%), capric (6,7%) và một số axit khác. Nhờ vậy nó có khả năng kháng khuẩn, chống viêm đặc biệt cao kiểm soát sự phát triển của một số loại vi khuẩn, nấm trên bề mặt da. Gỉam ngứa đáng kể cho da.
- Cùng với đó là Phytonutrients và polyphenols giúp chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương ở bề mặt da.
- Dầu dừa chưa nhiều loại vitamin như A, K, E và các khoáng chất khác như như sắt, canxi, magie…có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, tăng cường độ đàn hồi, giúp bảo vệ làn da thêm mịn màng.
Chàm sữa là bệnh lý rất dễ tái phát và lây lan sang các vùng da xung quanh. Vì vậy, ngay khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh chàm sữa, các mẹ có thể sử dụng dầu dừa để điều trị bệnh cho trẻ. Dưới đây là các cách được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.
Cách sử dụng dầu dừa để chữa chàm
Thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị chàm
- Sau khi các mẹ đã tắm sạch cho trẻ thì tiến hành đổ dầu dừa đã chuẩn bị sẵn lên lòng bàn tay một lượng vừa đủ. Tiếp đến, bạn thoa cũng như massage nhẹ nhàng lên vùng da trẻ bị chàm sữa.
- Lúc này, các mẹ chờ đợi khoảng 15 phút để dầu dừa khô bớt và thấm đều lên bề mặt da.
- Sau đó, bạn rửa sạch lại làn da bằng nước ấm.
Tắm cho trẻ bằng dầu dừa kết hợp với bột yến mạch.
Yến mạch chứa các hóa chất chống viêm và chống kích ứng được gọi là avenanthramides. Nó cũng có beta glucans dưỡng ẩm và tinh bột nên rất hiệu quả cho việc điều trị bệnh chàm.
- Tắm qua cho trẻ bằng nước ấm để làm da thấm nước và mềm hơn.
- Sử dụng 150 g dầu dừa kết hợp với bột yến mạch, trộn đều lên để tạo thành một hỗn hợp sánh mịn.
- Tiếp đến, mẹ nên tắm qua cho trẻ để làm da thấm nước và mềm hơn.
- Sau đó, bạn thoa hỗn hợp vừa tạo được lên vùng da bị chàm sữa của trẻ.
- Khoảng 15 phút sau, các mẹ tắm sạch sẽ cho trẻ.
- Áp dụng cách làm này 2 – 3 lần/ tuần để giúp làm dịu da và giảm ngứa ngáy, ngăn ngừa bệnh chàm sữa tái phát.
Cho bé ăn trực tiếp dầu dừa
Đối với trẻ em do cơ địa cũng như khả năng hấp thụ của bé kém hơn. Nên chúng ta chỉ nên cho dùng khoảng nửa muỗng dầu dừa mỗi ngày là vừa đủ.
Bạn có thể trộn dầu dừa trong thức ăn dặm của bé, hoặc trộn trong sữa chua để bé dễ ăn hơn… Tiến hành cách này trong khoảng từ 2-3 tuần, chắc chắn bạn sẽ thấy được sự cải thiện trên da của bé.
Sử dụng dầu dừa với lá trầu không
Lá Trầu Không có thể kích mầm bệnh ẩn dưới da lên. Nên kết hợp dầu dừa với lá trầu không để chữa chàm sữa cho bé là biện pháp rất hiệu quả.
Ngày thứ nhất
- Bạn dùng nước cốt lá trầu không để bôi lên vùng chàm da của bé. Lưu ý nên chọn lá trầu già để có nhiều nước và tinh dầu chứa chất kháng khuẩn.
- Bôi tối thiểu 2-3 lần là được, bôi nhiều được 5-6 thì càng tốt. Bôi nhiều làm quá trình kích mầm bệnh ẩn diễn ra nhanh hơn.
- Lúc bôi thì bôi lan rộng rộng ra cỡ 3 đốt ngón tay. Mục đích để kích mầm bệnh ẩn dưới da cho nó trồi lên.
- Sau đó rửa lại bằng nước ấm cho bé.
Ngày thứ 2
- Lúc này không bôi nước cốt trầu không nữa mà chỉ sử dụng dầu dừa để bôi vào da của bé.
- Bạn thoa cũng như massage nhẹ nhàng lên vùng da trẻ bị chàm sữa. Các mẹ chờ đợi khoảng 15 phút để dầu dừa khô bớt và thấm đều lên bề mặt da.
- Sau đó, bạn rửa sạch lại làn dabé bằng nước ấm.
Tiếp tục vòng lặp như thế, 1 ngày lá trầu, 1 ngày dầu dừa nhé.
Những lưu ý khi chữa chàm sữa bằng dầu dừa.
- Không lạm dụng dầu dừa quá nhiều vì có thể gây bít lỗ chân lông, làm chất bã nhờn ứ đọng ở lỗ chân lông gây mụn, viêm da ở trẻ.
- Tuy là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, nhưng để đảm bảo an toàn cho bé. Nên sử dụng thử trên 1 vùng da nhỏ cho bé trước để xem có bị dị ứng không.
- Luôn giữ vệ sinh cho trẻ đặc biệt là vùng da bị chàm. Hạn chế các vết lở loét vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus và nấm xâm nhập vào da, có thể dẫn đến nhiễm trùng.
- Không sử dụng các loại kem bôi chứa corticoid, sữa tắm chứa chất bảo quản, chất tạo bọt, chất tạo mùi và hóa chất kích ứng khi trẻ đang bị chàm sữa.
Đặc biệt bạn phải chọn dầu dừa chuẩn chất lượng cao.Hiện nay dầu dừa được bán tràn lan trên thị trường nhưng có không ít loại kém chất lượng, pha chế, chứa nhiều tạp chất, không đảm bảo vệ sinh. Nếu sử dụng những loại dầu dừa kém chất lượng sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn ngược lại còn làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng dễ dẫn đến nhiễm trùng.
Dầu dừa nhân thùy đảm bảo 100% tinh khiết. Đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản được sự tin dùng của khách hàng cũng như hàng loạt chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, oganic..chọn làm sản phẩm bày bán.
Lời cuối, Nhân Thùy chúc mẹ và bé luôn mạnh.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chữa chàm bằng dầu dừa, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline:0988.695.721- 0975.648.055 để được các nhân viên của Nhân Thùy tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí.