” Cu Đơ ” một đặc sản nổi tiếng khắp mọi miền tổ quốc và nhắc tới Hà Tĩnh là nhắc tới kẹo Cu Đơ. Du khách thập phương đi qua ghé lại dọc QL1A ngang qua Hà Tĩnh không khỏi thắc mắc kẹo Cu Đơ là gì? và nguồn gốc nó từ đâu và vì sao lại gọi là Cu Đơ?. Cu Đơ Hà Tĩnh chính hãng rất ngon, cực kỳ ngon, nhưng bạn biết đấy ở VN mình cái gì ngon đặc sản là rất rất nhiều hàng nhái, hàng kém chất lượng. Và tôi dám chắc rằng bạn đã từng mua phải kẹo Cu Đơ rổng ruột, ăn cứng như đá, vị chua, nhai sái hàm gãy răng! 🙂
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc của kẹo Cu Đơ, và vì sao nó có tên gọi như thế? ở bài tiếp theo sẽ gửi các bạn địa chỉ mua kẹo cu đơ tận gốc rất ngon!
Tương truyền trong dân gian ở Hương Sơn, Hà Tĩnh thì Kẹo Cu đơ gắn liền với tên tuổi ông Cu Hai, làng Thịnh Xá, Hương Sơn, Hà Tĩnh một làng quê trù phú, trọng chữ nghĩa, học hành, tấp nập buôn bán phía hữu ngạn dòng sông Ngàn Phố. Theo những người già làng thì Ông Cu Hai tên thật là Ông Vi, nhưng do ông sáng tạo ra món kẹo tuyệt vời này và mang ra chợ bán dĩa kẹo với giá hai tiền, nên mọi người qen gọi Cu Hai. Khi binh lính Pháp ghé nhà ông Cu Hai ăn kẹo uống nước chè thì phiên dịch từ “Hai” thành “deux” (tiếng Pháp) và tên gọi Cu Đơ có từ ngày đó.
Kẹo lạc Hương Sơn (Cu Đơ) được nấu từ nguyên liệu lạc, mật mía, chanh, gừng. Mía được trồng ở các bãi bồi, đất phù sa màu mỡ thu hoạch kéo che (ép nước), rồi nấu chè mật (cô đặc thành mật), dự trữ trong chum. Xa xưa mật mía Hương Sơn không nơi nào sánh được bằng, thơm ngon béo, và vị ngọt thanh để quanh năm suốt tháng không bị bồi. Lạc và mía được trồng trên những bãi bồi phù sa hai bên bờ sông Ngàn Phồ phì nhiêu. Chanh tứ thì quanh năm ra quả. Ở Hương Sơn, vườn nhà nào cũng có một luống gừng. Gừng trồng trên đất màu mỡ chở từ ruộng về, được tấp gốc rạ trộn bùn vừa tốt vừa thơm. Cho nên kẹo cu đơ được nấu từ những thứ nguyên liệu chất phác nhà quê không trộn lẫn. Đó mới là kẹo Cu Đơ nguyên gốc,
Hương Sơn còn nỗi tiếng chè xanh. Chè xanh được trồng trên các dãy đồi lộng gió, thoáng đãng phơi nắng, tắm mưa, xanh mỡ màng. Chè xanh cắt xuống, rửa nước đầu nguồn Ngàn Phố, hãm nước giếng khơi “ ba chò”: Cho chát, cho đặc, cho thơm, mà “đi” với kẹo cu đơ thì phải biết. Sự kết hợp gữa thơm, chát, ngọt quyện vào lưỡi làm nên một vị đặc thù khó quên, khiến nhiều người nghiện. Đã chè xanh phải đi với miếng kẹo lạc. Xong thong thả rít một hơi thuốc Lào ngửa cổ, phả khói lên trời là thú quê không gì sánh bằng. Bao nhiêu mệt mỏi lên thác, xuống ghềnh, nắng mưa ngấm vào xương cốt cứ là tiêu tan. Vì thế cu đơ phải sinh ra từ đất chè xanh. Ăn cu đơ mà không chè xanh thì coi như không phải ẩm thực đúng kiểu cách. Thứ quà quê này gắn liền với văn hóa ẩm thực vừa dân dã, vừa cao sang. Còn thú gì hơn, trăng lên, chè xanh đổ bát B 52 (bát sắt, to, dùng cho bộ đội thời chiến), kẹo lạc chặt miếng lên đĩa, ngồi ngoài hiên, ngắm trăng sáng, hưởng cơn gió thổi từ sông Ngàn Phố về mát rượi, chuyện làm ăn, chuyện làng xóm cứ thế mà râm ran.
Kẹo ông cu Hai nấu đổ ra khuôn, đổ lá chuối. Ngoài ra, chiều khách ăn kẹo non, ông cu Hai đổ vào đọi (bát) gọi là “kẹo đọi”. Rồi sau này, kẹo đổ lên lá bánh đa úp lại. Kẹo cu đơ bây giờ là tên gọi cho thứ kẹo ngoài bánh trong kẹo này. Nhân dân Hương Sơn, Hà Tĩnh đã lấy tên người sáng tạo để gọi tên đặc sản cũng là một cách vinh danh cho người đã có công sản sinh ra thứ quà mang đậm hồn quê. “ Vi có nghĩa là làm. Cái hay của ông Vi chính là đã làm ra kẹo cu đơ. Kẹo cu đơ gắn liền với một thời kỳ của Thịnh Xá, với phong cảnh trên bến dưới thuyền, với làng quê hậu phương nhưng là cửa ngõ đón, đưa những đoàn quân, nơi gắn liền với trường học, trường chỉnh huấn, chỉnh quân, với các chợ Gôi, Choi, Phố, Rạp