Trong chế biến thực phẩm mạch nha là vị ngọt tốt nhất cho sức khỏe của bạn trong các món ăn đồ uống cần tới vị ngọt. Nó là sự thay thế đường trắng hoàn hảo. bạn có thể xem thêm:
Nhưng trong Đông Y thì Mạch nha dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách ” Dược tính bản thảo” là hạt lúa mạch Hordeum Vulgare L thuộc họ Lúa (Gramineae) cho lên mầm phơi khô. Nước ta chưa có lúa mạch nên thường dùng Cốc nha (mầm hạt lúa) thay thế hoặc nhập Mạch nha Trung quốc.
Tùy theo cách bào chế mà có các tên như: Sinh mạch nha, Sao mạch nha, Tiêu mạch nha (Mạch nha sao cháy).
Tính vị qui kinh:
Mạch nha vị ngọt tính bình, qui kinh Tỳ vị can.
Theo các sách cổ:
- Sách Dược tính bản thảo: ngọt hơi ôn.
- Sách Thang dịch bản thảo: khí ôn, vị ngọt mặn, không độc.
- Sách Bản thảo tái tân: vị ngọt tính bình không độc.
- Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 2 kinh tỳ vị.
- Sách bản thảo hội ngôn: nhập túc thái âm, dương minh, thủ dương minh kinh.
- Sách Bản thảo cầu chân: chuyên nhập vị.
Thành phần chủ yếu:
Amylase, invertase, dextrin, phospholipid, maltose, glucose, saccharrose, chất béo, lecithin, vitamin B,C.
Xem thêm
Tác dụng dược lý:
A.Theo Y học cổ truyền:
Mạch nha có tác dụng: tiêu thực hòa trung, cắt giảm sữa (hồi nhũ). Chủ trị các chứng: thực tích đình trệ, rối loạn tiêu hóa, phụ nữ cắt sữa, vú sưng đau.
Trích đọan Y văn cổ:
- Sách Dược tính bản thảo: ” tiêu hóa túc thực, phá lãnh khí, khử tâm phúc trướng thống”.
- Sách Nhật hoa tử bản thảo: “ôn trung, hạ khí, khai vị, chỉ hoắc loạn, trừ phiền, tiêu đàm, phá trưng kết, năng thôi sinh lạc thai (trục thai chết ra).
- Sách Y học khởi nguyên: ” bổ tỳ vị hư, khoan trường vị (làm mạnh chức năng tiêu hóa)”.
- Sách Trấn nam bản thảo: ” trị phụ nhân sữa ra nhiều quá, không dứt”.
- Sách Bản thảo cương mục: ” .năng tiêu đạo thực tích, người có tích thuốc có tác dụng tiêu hóa, nếu không có tích mà uống lâu thì tiêu hao người mà hại nguyên khí, không thể không biết. Nếu cần uống lâu dài nên cùng dùng với Bạch truật thì không có hại”.
Ứng dụng lâm sàng:
- Trị viêm gan cấp – mạn tính: Dùng rễ non Mạch nha lên mầm ở nhiệt độ thấp sấy khô tán bột chế thành sirô, mỗi lần uống 10ml, ngày 3 lần, uống sau bữa ăn. Ngoài ra cho uống thêm men hoặc Vitamin B viên, 30 ngày là một liệu trình. Uống liên tục sau khi chức năng gan phục hồi, uống tiếp 1 liệu trình nữa. Đã trị 161 ca: 108 ca có kết quả, 53 ca không có kết quả, tỷ lệ có kết quả 67,1% trong đó viêm gan cấp 56 ca có kết quả 48 ca, viêm gan mạn tính 105 ca có kết quả 60 ca. Sau khi uống thuốc các triệu chứng đau gan, chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ đều được cải thiện, đặc biệt triệu chứng chán ăn được cải thiện rõ. Trên những bệnh nhân có kết quả, phần lớn gan đều nhỏ lại, kết quả xét nghiệm SGOT, SGPT giảm thấp bình thường và gần bình thường (Bệnh viện Nhân dân khu Đông sơn- Thông tin Tân y dược Quảng châu 1972,1:221).
- Trị nhiễm nấm:dùng cồn Mạch nha (Mạch nha sống 40g, cho vào cồn 75% – 100ml ngâm 1 tuần. Trị 80 ca, mỗi ngày bôi 2 lần sáng và tối, thường 4 tuần là được, có kết quả 86,2% (Mã thục Trân, Tạp chí Trung tây Y kết hợp 1987,4:210).
- Trị chứng sữa quá nhiều:uống nước sắc Mạch nha hoặc thành phẩm (100-200g/ngày, dùng thuốc cho 8 người bình thường, 15 người mắc chứng sữa quá nhiều và 18 người có hội chứng sữa nhiều – tắt kinh. Có nhận xét: đối với người bình thường có tác dụng ức chế, 13/15 ca sữa nhiều hết hoặc giảm, 2 ca không kết quả, trong số hội chứng sữa nhiều- tắt kinh có 2 ca sữa nhiều bớt, 2 ca có kinh lại nhưng không rụng trứng (Tạp chí Trung tây y kết hợp 1984,3:134).
- Lưu Quang Hán cho uống nước sắc Mạch nha (sao) 30 – 100g/mỗi ngày chia 2 lần sáng tối, uống trị 23 ca nhiều sữa quá, đều có kết quả tốt (Lưu quang Hán, Tạp chí Tân y dược Thiểm tây 1976, 1:69)
- Mạch nha sao 60 – 120g sắc nước uống, ngày 1 thang, uống liền 2 – 3 ngày có kết quả tốt cho người sữa nhiều căng tức vú đau hoặc muốn thôi cho con bú.
- Sao Mạch nha 120g tán bột, mỗi lần uống 15g, ngày 4 lần với nước sôi nóng. Trị sữa quá nhiều làm vú căng tức đau.
- Trị rối loạn tiêu hóa, bụng đầy, chán ăn do tỳ vị hư hàn:
- Sao Mạch nha, Sinh Sơn tra đều 10g sắc uống.
- Bổ tỳ thang: Mạch nha 10g, Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật đều 10g, Thảo quả 6g, Cam thảo 3g, Can khương 3g, Hậu phác 6g, Trần bì 5g, sắc uống. Trị chứng rối loạn tiêu hóa do tỳ vị hư hàn.
Liều thường dùng và chú ý:
- Liều thường dùng: 10 – 15g, sắc uống, liều cao có thể dùng đến 30 – 120g. Cắt giảm sữa cần dùng liều cao.
- Chú ý: Kiện tỳ dưỡng vị: dùng sống, hành khí tiêu ích sao lên dùng.
- Phụ nữ cho con bú nên dùng hạn chế.
Theo: http://baophuyen.com.vn/portals/0/quangcao/tracuudongduoc/TUDIEN/THUOC/MACHNHA.HTM