Đã là dân Bình Định, đã là người xứ Nẫu, không thể nào không biết đến đặc sản quê hương, không thể nào không nhớ đến bánh tráng nước dừa – nét riêng của vùng đất Tam Quan – Hoài Nhơn – Bình Định. Bánh tráng dừa Tam Quan luôn có mặt trong hầu hết những bữa ăn và tiệc tùng của người Bình Định bản xứ hay người Bình Định xa quê. Xứ nẫu luôn tự hào có món bánh tráng dừa nướng góp phần làm phong phú nền ẩm thực Việt Nam ta.
Nguồn gốc bánh tráng dừa
Bình Định được xem là quê hương của bánh tráng, vì tương truyền rằng bánh tráng là thực phẩm chiến lược được ra đời cùng với bước chân thần tốc của đội quân Tây Sơn với một đoạn đường dài gần 650km từ Phú Xuân đến Thăng Long đánh đuổi ngoại xâm.
Như thế bánh tráng đã tồn tại trong lịch sử ít nhất trên hai thế kỷ. Dân gian còn cho rằng, sở dĩ khi đến miền Bắc bánh tráng được gọi là bánh đa là do lúc đánh vào trận Đống Đa nghĩa quân Tây Sơn sử dụng bánh tráng phổ biến đến độ người ta gọi bánh tráng là “bánh trận Đống Đa”, về sau lược giản dần còn hai chữ: bánh đa.
Cùng với sự phát triển của nền ẩm thực và khả năng biến tấu tài tình. Người dân Bình Định mà đặc biệt là dân Tam quan đã sử dụng nguyên liệu có sẵn dồi dào đó là dừa. Để kết với với bánh tráng làm nên món bánh tráng nước dừa. Nức danh xứ nẫu.
Cách làm bánh tráng nước dừa đúng chất truyền thống
Trên dải đất hình chữ S thơ mộng này, ngoài Bến Tre, Tam Quan nổi tiếng là nơi có nhiều dừa ở Việt Nam. Liệu bạn đã từng nghe câu ca dao:
Công đâu công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan
Dừa được người dân trồng ở khắp nơi, chủ yếu là giống dừa ta trái to và cơm dày, đây là loại dừa thích hợp để làm bánh tráng nước dừa.
Nguyên liệu để làm bánh tráng dừa như sau:
- Bột mỳ
- Nước cốt dừa nước cốt).
- Mè đen
- Tiêu đen giã hơi dập, không dùng tiêu bột
- Hành củ
- Muối
Các loại nguyên liệu này hòa quyện vào nhau làm nên những mẻ bánh thơm ngon ngay từ khi chưa chín. Để làm được điều đó, nguyên liệu làm bánh cũng phải thật chất, bột mì không chua, nước cốt dừa phải chín tới. Cơm dừa không quá già cũng không quá non, bên cạnh đó, gia vị nêm vào bánh cũng phải rất tỉ mỉ.
Hiện tại Nhân Thùy Food đang cung cấp và phân phối sản phẩm Bánh Tráng Dừa Bình Định truyền thống. Các bạn có thể tìm hiểu và đặt mua sản phẩm này Tại Đây – sản phẩm hiện được giao hàng trên toàn quốc
Cách làm bánh tráng dừa
Muốn làm được bánh tráng dừa, trước tiên bạn phải làm lò chuyên dụng của nó. Lò để tráng bánh dừa được làm như sau: xung quanh được xây kín lại, chừa trống ở cửa lò để cho củi, tro trấu vào đun. Đặc chìm một cái nồi đựng nước kích thước lớn hơn bánh tráng, trên miệng nồi đặt một lớp vải để tráng bánh trên đó.
Cơ chế của tráng bánh: khi đun sôi nước trong nồi, hơi nước nóng bốc lên làm chín bột phía trên, bột từ dang lỏng sẽ chuyển sang dạng đặc kết dính lại thành bánh tráng ướt, đem phơi khô thì sẽ thu được bánh tráng dừa.
Sau khi đã có hỗn hợp nguyên liệu đầy đủ, công đoạn tráng bánh tráng dừa không khác so với việc làm ra những loại bánh tráng khác.
Tránh bánh: Múc bột lên tấm vài phía trên nồi nước, tán mỏng bột cho thật đều. Bánh tráng dừa phải dày mới ngon, điều này phụ thuộc vào kỹ năng của người tráng bánh, tạo ra bánh không có chỗ dày chỗ mỏng, trộn nguyên liệu sao cho trong lúc tráng có mùi thơm phảng phất kích thích thị giác..Với những người tráng bánh thì đây là công đoạn khó nhất trong quá trình làm bánh tráng nước dừa.
Bỏ bánh ra phiên (phiên được đan bằng tre): sau khi bánh được tráng xong bắc và bỏ ra phiên. Người thợ ở công đoạn này phải nhanh tay và khéo léo để làm sao cho bánh được thẳng và đẹp mắt. Công đoạn này rất vất vả người thợ làm bánh phải chụi được nóng giỏi.
Phơi bánh: dây là công đoạn dễ nhất nhưng cũng khá vất vả vì người làm bánh phải đem phơi bánh tráng dưới nắng. Canh trực bánh nếu gặp trời mưa thì bánh hỏng hết công sức bỏ ra coi như công cốc. Bánh sau khi tráng xong người ta đem phơi bánh tráng dưới nắng. Vì bánh khá dày, lại thêm có hỗn hợp mè, xơ dừa, hạt tiêu nên cần phải phơi dưới nắng to thì bánh mới cứng lại được. Nếu không có nắng thì phải phơi 2-3 ngày bánh mới khô.
Thành phẩm: bánh tráng dừa khô lại, thơm vị dừa và tiêu. Thường được đóng gói theo quy cách là 10 cái/1 ràng.
Cách sử dụng và bảo quản bánh tráng dừa
Vì bánh dày nên không thể nhúng nước ăn được mà chỉ có thể nướng. Khi nướng phải lật đều, nướng kỹ và nướng bằng lửa than thì bánh mới ngon, dòn đều. Bánh gặp lửa sẽ phồng lên và vàng ươm mùi hành phu quện với mùi béo của mè và nước dừa sẽ kích thích thính giác và thị giác của bạn đến tận cùng. Bạn có thể ăn kèm với nước chấm như xì dầu, nước mắm gừng hay ăn không cũng có thể cảm nhận được vị ngon của bánh.
Bạn có thể xem thêm: Cách tạo kẹo ngon món ăn vặt cho bé từ bánh tráng
Bảo quản bánh tráng dừa ở nơi khô ráo, thoáng mát bọc kín lại bằng túi ni lông. Tuyệt đối không để nơi ẩm thấp vì bánh tránh sẽ bị mốc.
Khách phương xa đến thăm quê hương Bình Định, không thể bỏ qua món đặc sản nức lòng người này được. Hương vị của bánh tráng nước dừa Tam Quan thơm ngon nhất định sẽ làm bạn xao xuyến và nhớ mãi.
Mua bánh tráng dừa chuẩn ở đâu?
Để thực khách ở mọi miền tổ quốc có cơ hội thưởng thức món bánh tráng nổi tiếng của Bình Định. Nhân Thùy đã liên kết với một số hộ gia đình sản xuất bánh tráng dừa ngon nhất, chất lượng tốt nhất. Đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn về phương thức sản xuất truyền thống, thành phần nguyên liệu tự nhiên, an toàn. Kết hợp với quy trình sản xuất, chế biến đóng gói để đảm bảo tiêu chuẩn cao nhất đến tận tay người tiêu dùng.
Sản phẩm bánh tráng dừa Nhân Thùy hiện đã có mặt trên 30 cửa hàng đại lý phân phối. Ngoài ra bạn có thể mua bánh tráng dừa Nhân Thùy trên shopee
Các bạn hãy nhanh tay đặt ngay sản phẩm cực kỳ hấp dẫn này để có thể thưởng thức hương vị bánh tránh dừa Bình Định ngay hôm nay nhé. Mọi thông tin về sản phẩm các bạn có thể liên hệ đến cửa hàng thực phẩm Nhân Thùy – Điện Thoại/ Zalo: 0973.033.986 – 0975.648.055. Chúc các bạn sớm sở hữu sản phẩm này!