Bạn có từng thắc mắc cơm dừa sau khi ép dầu xong thì ta làm gì với bã dừa chưa? Nhiều bạn nghĩ sau khi vắt cạn kiệt tinh dầu ra thì cơm dừa chỉ còn là cái “xác không hồn”. Không còn chất gì nữa nên sẽ vứt đi đúng không nào.
Tuy nhiên trong thực tế thì bã dừa được sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực. Vậy rốt cuộc bã cơm dừa dùng làm gì? Hãy cùng Nhân Thùy tìm câu trả lời qua bài viết duới đây nhé.
Danh mục
Sau khi ép dầu xong bã dừa còn lại gì?
Bất kể bạn dùng phương pháp gì để ép dầu ( truyền thống, ép lạnh, ép nóng) thì sau khi thu dầu dừa sẽ còn lại phần bã dừa.
Bã dừa chứa:
- Vách tết bào bã dừa chứa 13% cellulose, 61% mamnan, 26% galactomamnan sau khi thủy phân sẽ thu về các đường đơn 60% mannose, 30%glucose và một sốt đường đơn khác.
- Trong bã dừa có chứa Prebiotic (chất tiền sinh) có tác dụng kích thích sự tăng trưởng và hoạt động có lợi của vi sinh vật trong đường ruột.
Bã dầu dừa dùng để làm gì?
Bã dừa dùng để chế biến thức ăn
Nếu bã dừa thu từ phương pháp nấu truyền thống thì sau khi thu dầu dừa xong bạn có thể lấy phần bã dừa trộn thêm với đường ăn. Bã dừa có màu nâu khô lại thành từng hạt nhỏ. Vị béo béo thơm thơm của dừa cùng với vị ngon ngọt của đường ăn sẽ rất ngon và lạ miệng. Nếu không ặn hết bạn cũng có thể cất vào tủ lạnh ăn dần.
Nếu chế biến bằng phương pháp ép lạnh hoặc ép nóng thì chúng ta phải chế biến thì mới ăn được. Vì cơm dừa đã ép lấy nước cốt nên khi ăn sẽ cảm thấy nhạt, chính vì vậy mà phải trộn với đường rồi rang lên để cơm dừa có vị ngọt và đường sẽ chảy ra, ngấm vào phần cơm dừa này. Sau có thể thể rắc lên bánh tráng khi tráng bánh tráng. Tuy sẽ không ngon bằng dùng nước cốt dừa. Nhưng chiếc bánh đa vẫn có mùi thơm của thoang thoảng của dừa. Ăn cũng rất ngon.
Hiện nay thì ít ai sử dụng nó làm thức ăn nữa mà đa phần sử dụng trong nông nghiệp chăn nuôi và trồng trọt là chính.
Bã dừa dùng để ủ phân bón cho cây trồng
Xu hướng phát triển của nền nông nghiệp hiện tại là nông nghiệp bền vững, vừa sản xuất ra thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe con người vừa tạo ra lợi ích lâu dài cho môi trường, giảm thiểu tối đa biến đổi khí hậu. Nhiều người làm nông đang dần chuyển hướng sử dụng các loại phân bón vô cơ sang phân bón hữu cơ làm từ rác như lá cây, vỏ trưng, vỏ chuối, xác đậu nành…
Bã cơm dừa cũng là một trong số những loại phân bón giúp cây lớn nhanh và phát triển khỏe mạnh đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng cho đất. Cách làm như sau:
- Bước 1: Trộn bã cơm dừa với bã đậu nành theo tỷ lệ 1:1, để rút ngắn thời gian phân giải thì ta trộn thêm chế phẩm EM liêù lượng như khuyến cáo trên bao bì.
- Bước 2: Đem ủ khoảng 1 tháng rồi đem đi bón cho cây. Nên ủ phân ở nơi khô ráo để quá trình sinh nhiệt phân hủy diễn ra nhanh hơn.
- Bước 3: Bón cho cây, bón vào gốc cây cách gốc 5cm. Đảm bảo rằng cây sẽ lớn nhanh như thổi, đất trồng cũng sẽ tơi xốp hơn và được bổ sung thành phần hữu cơ.
Bã dừa dùng trong chăn nuôi
Đây là cách dùng bã dừa phổ biến nhất. Vì bã dừa lên men làm thức ăn trong chăn nuôi rất hiệu quả. Nguyên nhân là bởi khi được trộn với thức ăn thì nó sẽ giúp phân giải chất xơ, phá hủy mannan ( 1 loại chất kháng dinh dưỡng) từ đó làm vật nuôi dễ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, trọng lượng cũng tăng hơn so với cách nuôi trước đây.
Cách lên men bã dừa:
- Cho bã dừa vào thùng 200 lít, bỏ chế phẩm lên men vào sau đó cho nước vào khuấy đều trong 1h đồng hồ.
- Để hở miệng trong vòng 4-5h sau đó đậy kín nắp lại. Để nơi thoáng mát, khô ráo.
- Thời gian lên men phụ thuộc nhiệt độ ngoài trời nhiệt độ từ 30oC trở xuống thì từ 24 – 48 giờ, nhiệt độ từ 30oC trở lên thì khoảng 24. Khi nào bã dừa có mùi thơm mát và chua nhẹ là dùng được.Khi cho ăn có thể trộn chung với thức ăn đậm đặc để bổ sung thêm đạm và các khoáng chất khác.
Đối với gà, khi trộn thêm bã cơm dừa lên men vào trong thức ăn thì trọng lượng của gà không hay đổi nhiều. Tuy nhiên, khi sử dụng để trộn với thức ăn của heo và cá tai tượng thì thu được những kết quả khả quan như sau:
- Heo: Tăng trọng lượng đạt 440g/con/ngày, tăng 8,9% so với lợn cùng lứa tuổi
- Cá tai tượng: Trọng lượng tăng 1,16g/con/ngày, tức là tăng 13,7% so với những con cùng loại và cùng thời gian nuôi.
Trong khi đó giá thành của bã dừa rất rẻ dao động từ 500-1000 nghìn đồng lại rất dễ tìm mua. Sử dụng bã dừa để làm thức ăn trong chăn nuôi thật sự rất hiệu quả.
Với những chia sẽ trên đây, có lẽ bạn đã có cái nhìn khác hơn về bã dừa. Nhân Thùy hy vọng bạn có thể áp dụng những chia sẻ trên, để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của mình trở nên xanh,sạch , đẹp hơn.