Nguồn gốc của cây dừa.
“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: Dừa có tự bao giờ?”
(Dừa ơi)
Mở đầu bài thơ Dừa ơi của tác giả Lê Xuân Anh là câu hỏi “Dừa có tự bao giờ?” và cho đến hiện tại nguồn gốc của cây dừa vẫn còn nhiều tranh cãi, chưa được khẳng định chính xác.
Nhiều nhà khoa học, nghiên cứu cho rằng cây dừa có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á, một số học giả khác lại cho rằng nguồn gốc của nó chính là ở vùng Nam Mĩ. Song, dù nguồn gốc của nó là từ nơi nào đi chăng nữa, thì ngày nay, cây dừa đã phổ biến ở hầu khắp các nước thuộc khí hậu nhiệt đới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ở Việt Nam, cây dừa đã tồn tại từ ngàn đời nay ở nhiều nơi trên khắp cả nước song phổ biến hơn cả là ở các tỉnh ven biển như Thanh Hóa, Quảng Bình, vùng ven biển Trung Bộ Phú Yên và đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ý nghĩa của cây dừa
Trong văn chương, cây dừa là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và đã có rất nhiều bài thơ, ca dao,… nổi tiếng về cây dừa. Ngoài ra cây dừa còn có trong loại hình nghệ thuật khác như trong bài hát, những bức tranh nghệ thuật,…
Cây dừa đem lại kinh tế cho người dân Việt Nam bởi vô vàn những công dụng mà cây đem lại, hầu như tất cả bộ phận của cây đều mang lại giá trị.
Cây dừa còn là biểu tượng của đất nước Việt Nam, của con người Việt Nam với sức sống quật cường, với nghị lực sống phi thường trước những khó khăn của cuộc sống.
Công dụng của cây dừa.
“Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thủy chung.”
(Ca dao)
Câu ca dao ấy của ông cha ta từ ngàn đời xưa đến nay đã gợi lên trong chúng ta hình ảnh của cây dừa – loài cây gắn bó thân thiết với nhân dân ta và để rồi, cùng với hình ảnh của cây lũa, của lũy tre làng làm nên nét đẹp rất riêng, rất độc đáo của đất nước Việt Nam nói chung và làng quê Việt Nam nói riêng.
Cây dừa là cây xuất hiện ở nhiều vùng quê của Việt Nam. Nó gần gũi, thân thuộc và như là hiện thân của cuộc sống yên bình êm ả. Thêm vào đó, hầu như tất cả các bộ phận của cây đều có ích và mang lại không ít giá trị về mặt kinh tế.
Trái dừa luôn được coi là phần giá trị nhất trên cây dừa. Trái dừa non được cắt ra lấy nước uống, là loại nước giải khát thơm ngon.
Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu. Phần cùi dừa dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc.
Đọt dừa non có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Có một món ăn đặc biệt mà nhiều người không biết đó là con sâu sống trên cây dừa còn gọi là đuông dừa. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp nên được chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng. Phần vỏ cứng của trái dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây.
Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông.
Lá dừa có thể dùng để lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê, lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời. Ở nhà mình má còn nấu củi nên lá lừa là vật bất li thân của căn bếp, má mình chặt tàu dừa, rọc từng lá phơi khô rồi dùng để nhóm lửa.
Kể cả rễ cây dừa cũng không là phần bỏ đi, đun sôi một vài nhánh có thể làm thuốc nhuộm rất tốt. Cùng với đó, rễ dừa cũng là nguyên liệu để sản xuất các loại thuốc chữa tiêu chảy hoặc bệnh lỵ. Đặc biệt còn có thể sử dụng làm bàn chải đánh răng.
Dừa không phải chỉ để ăn quả mà các bộ phận của nó được dùng vào rất nhiều việc. Nhiều người đã dùng thân dừa để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Do thân dừa rất chắc nên người ta đã dùng nó làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa…Bông dừa tươi được dùng làm vật trang trí rất đẹp mắt.
Có thể thấy cây dừa không chỉ mang lại cảnh đẹp cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp, cho con người những món ăn thơm ngon bổ dưỡng mà nó còn có rất nhiều công dụng với đời sống của con người.
Tương lai, cuộc sống sẽ ngày một hiện đại hơn nhưng những giá trị vẫn không bao giờ thay đổi, cây dừa cũng vậy cũng sẽ mãi gắn bó với người dân với bao kỉ niệm. Tuổi thơ còn gì thú vị hơn những buổi trưa hè mắc võng dưới tán lá mát rượi, nghe tiếng lá dừa xào xạc gọi nhau, rồi được thưởng thức những trái dừa ngọt lịm, các trò chơi kéo tàu dừa, lấy lá dừa làm kèn, làm thành những con châu chấu, cào cào rất dễ thương,… làm sao mà quên được!!!
Cây dừa với Nhân Thùy Food.
Thời gian trôi đi, dẫu mọi thứ sẽ ngày càng phát triển, nhưng sẽ không bất cứ điều gì có thể thay thế được cây dừa trong đời sống của con người Việt Nam.
Hiểu và biết được những giá trị trân quý của cây dừa, Nhân Thùy Food có sản phẩm từ cây dừa đó là DẦU DỪA và BÁNH TRÁNG DỪA – đúng chuẩn nhà làm, đảm bảo hương vị cứ như tuổi thơ vẫn còn ấy, chất lượng trên hết và an tâm khi sử dụng!