Đến với Bình Định mảnh đất nổi tiếng bởi những món đặc sản đậm bản sắc truyền thống nơi đây nhưng đã ai từng thưởng thức món mà theo người mới lần đầu sử dụng có thể gọi nó món “mỳ ăn liền” xứ nẫu chưa ? Nói vậy bởi lẽ có một loại bánh mà khi nhúng vào nước bạn đã có thể tạo ra vô vàn những món hấp dẫn đi cùng với nó và trở thành một điều không thể thiếu trong cuộc sống con người nơi đây. Nói đến đây bạn đã hình dung ra món gì mà có thể làm được điều kỳ diệu vậy chưa? Rất đơn giản hãy theo chân chúng tôi đến thăm một làng Bánh tráng ở Bình Định bạn sẻ hiểu được lý do vì sao món bánh tráng lại được gọi tên nó là món “Mỳ ăn liền” đặc biệt vùng đất này nhé.
Bánh tráng đã có từ thời rất ra xưa ở nơi đây và vùng đất này được xem như nơi nguồn cội bánh tráng trước khi chúng đã được phổ biến ở nhiều vùng quê bởi lẻ nó luôn đi liền với giá trị lịch sử của đất nước.Theo những lời tương truyền rằng ngày xưa khi Vua Quang Trung- Nguyễn Huệ tiến quân thần tóc ra Bắc hà đánh dẹp quân Thanh, vì muốn đỡ mất thời gian nấu nướng dọc đường người cho xay Gạo thành bột tráng làm bánh mang theo như một dạng lương khô. Đến bữa chỉ cần nhúng vào nước, bánh mền ra, cuốn kèm thực phẩm vào bên trong, chấm với nước mắn là thành bữa ăn gọn nhẹ . Truyền thuyết này tương truyền rằng trong ngày tết Kỷ Dậu năm 1789 ấy, bà còn Hà Thành kéo ra gò Đống Đa đón mừng chiến thắng với binh sĩ Tây Sơn, Bắt gặp thứ bánh có hình thù giống lá đa nên gọi là bánh đa.. Chính vì vậy có lẻ nghề làm bánh tráng với truyền thống lâu đời đã trở thành nét văn hóa gắn liền với con người nơi đây.
Mỗi ngày Bánh tráng biến hóa với muôn hình dạng trong tất cả các bữa ăn con người nơi đây. Bánh tráng có rất nhiều loại từ bánh tráng bánh tráng nướng, bánh khô nhúng nước với mỗi loại với bàn tay sáng tạo của nghệ nhân thì bánh tráng có thêm hương vị như bánh tráng khô có loại tẩm mè, hay bánh tráng nước cốt dừa còn bánh tráng nhúng có thể có kích thước như độ dày mỏng tùy từng loại cũng như từng đặc thù người làm bánh. Từ lúc sáng sớm mở mắt ra bánh tráng nhúng nước có có thể dùng để quấn với bánh hỏi, một ít rau sống chấm với nước mắn ôi tuyệt vời không còn gì, cùng có thể bánh tráng nhúng cuốn với bánh xèo và rau sống chấm với nước chấm nước mắn xứ Nẫu nơi đây hòa quyện lại tạo ra bữa sáng nhẹ nhàng không cần mất nhiều thời gian. Người bình định còn có sở thích đặc biệt đó là bánh tráng nhúng nước sau đó chấm với nước chấm thì có thể làm bữa sáng ngon lành cho người nông dân trước khi đi làm đồng. Đến buổi trưa hay tối bánh tráng có thể cuốn với thịt heo,cá hay có thể nguyên liệu tùy thích hay có thể đơn giản chỉ là miếng sau sống cũng có thể món ăn hấp dẫn đãi cả gia đình. Bánh tráng có thể xé miếng nhai nhỏm nhẻm trong miệng vào những lúc rảnh rỗi như một thứ đồ ăn vặt. Rồi đến trên những mân cổ cúng hay lễ tết thì bánh tráng lại mở đầu cho một buổi cổ.
Bánh tráng sinh ra đã dễ dàng sử dụng khi bạn nhúng nước và có thể thỏa sức sáng tạo món ăn cuốn hấp dẫn. Để làm được điều ấy bánh tráng phải trải qua một quá trình của bàn tay nghệ nhân làm bánh biến những hạt gạo thật mọc mạc kia thành thứ ” Mỳ ăn liền ” đặc biệt này. Những hạt gạo phải được đãi sạch ngâm suốt một đêm ròng để hạt gạo mền nhũn và một điều đặc biệt hơn gạo là thành phần nhân tố quyết định đến chất lượng bánh nên loại gạo được sử dụng không được quá khô hay quá dẻo thấu hiểu điều đó Nhân thùy đã sử dụng loại gạo do chính đồng ruộng của Nhân Thùy sản xuất với sự quản lý nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng tuyệt vời và an toàn không hóa chất sạch đến từng hạt gạo để có thể sử dụng làm bánh. Nếu như thời xưa, những người nghệ nhân phải sử dụng cối đá để có thể xay mịn hạt gạo,thì ngày nay, người ta chỉ cần ngâm gạo qua đêm rồi xay cùng với nước là đã có thể tạo ra bột làm bánh. Tôi dám chắc một điều rằng, nếu không phải nghệ nhân làm bánh thì thì bạn sẻ không kéo dài lâu công việc này lâu đâu.Người nghệ nhân phải dậy thật sớm tráng từ 2 -3 h sáng để có thể kịp phơi bánh cả ngày đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Bột bánh sau khi xay nhuyễn sẻ được đong đếm lượng vừa dủ tráng trên một lớp vải đã căng phẳng để trên một nồi nước sôi và để tráng được người nghê nhân phải có kỷ thuật thật khéo léo để bánh đuề, đẹp. Bột khi tráng đều trên tấm vải căng phẳng sẻ được đậy lại hấp trong vòng một phút để đến khi bột chuyển mà trong thì bánh sẻ được người nhẹ nhàng lây ra và để vào nẹp để phơi khổ. Chiếc nẹp này được đan bằng tre có chiều dài và rộng phù hợp kích thước bánh thường chứa hai hàng bánh trải đều.Nắng của Bình Định nơi đây sẻ giúp cho chiếc bánh phơi đủ độ để bánh vừa có thể đủ độ dai nhưng không quá ướt hay khô. Như vậy Bánh tráng đã có thể đóng thành từng ràng đem bán đến tận những người khách hàng quen thuộc hay làm những món quà cho người khách phương xa.
Món ăn đơn giản lại có thể tiện dùng và dễ dàng sử dụng đã đi vào trong mỗi con người Bình Đinh và người khách nơi đây một nét riêng có. Hãy đến với Nhân Thùy để chúng tôi mang đến bạn những chiếc bánh tráng từ những người làm sản phẩm hữu cơ để trải nghiệm được nét đặc trưng vùng đất đặc biệt Bình Định này nhé.
Fage: https://www.facebook.com/nhanthuyfoodOrganic2016/
Hotline: +841248777775